Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover - P.2

Trong bài viết trước, chúng ta đã phần nào biết được ý nghĩa của mạch phân tần là như thế nào và sự so sánh sơ bộ giữa mạch phân tần chủ động và thụ động. Tuy vậy, bài viết đó chỉ dừng lại ở mức khái niệm chung chung và xem bộ phân tần như một chiếc “hộp đen” bí hiểm khiến cho không ít bạn đọc còn cảm thấy rất mù mờ, không biết cấu tạo cụ thể và nguyên tắc hoạt động của mạch phân tần như thế nào mà nó có thể giúp phân chia tín hiệu âm thanh thành các dải tần tách biệt như vậy. Trong bài tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Crossver – P.2 này, tôi xin cùng các bạn, đặc biệt là những bạn mới bước chân vào thế giới âm thanh, cùng tiến hành mổ xẻ chiếc “hộp đen” trên để hiểu rõ hơn về mạch phân tần.

tim hieu ve co che hoat dong cua crossover 1
Một dạng mạch phân tần thụ động được tích hợp sẵn trong loa
Thông thường ta thường nghe thấy nói về mạch phân tần dạng chủ động và dạng bị động. Mạch phân tần chủ động nằm trước amply công suất, chúng chia tín hiệu âm thanh thành nhiều dải riêng biệt, mỗi dải được chuyển đến một amply công suất riêng. Mạch phân tần thụ động trái lại nằm sau amply công suất và nằm trước loa. Do nằm sau amply công suất nên mạch phân tần phải hoạt động ở mức tín hiệu đã được khuếch đại và chính vì thế các linh kiện phải có công suất lớn và mạch phân tần thụ động thường được tích hợp trong loa. Ngoài ra còn một dạng mạch phân tần nữa là dạng mạch phân tần thụ động hoạt động ở mức tín hiệu thấp chưa được khuếch đại nhằm tận dụng ưu điểm của hai mạch phân tần ở trên. Tuy vậy, mạch phân tần dạng này không được sử dụng phổ biến như hai loại trên. Trong phần này, chúng ta chỉ tập trung nói về mạch phân tần chủ động.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover - P.1

Hầu hết các hệ thống loa truyền thống đều có bộ phân tần (crossover) để đảm bảo mỗi củ loa chỉ hoạt động trong khoảng tần số phù hợp mà chúng được thiết kế. Bộ phân tần có chức năng chia đúng tần số cho mỗi củ loa theo yêu cầu thiết kế của củ loa đó.

tim hieu ve co che hoat dong cua crossover
Nắm bắt rõ được nguyên lý hoạt động của Crossover sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng âm thanh đáng kể.
Nếu bộ giàn của bạn đã có phân tần chủ động hoặc phân tần bị động lắp sẵn rồi thì đôi khi bạn chẳng để ý đến nó làm gì. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của crossover  cũng có nhiều điều rất lý thú, nó giúp chúng ta nâng cao hiệu năng của hệ thống, đồng thời tránh được những hư hại không đáng có cho bộ dàn. Dưới đây là một số điều bạn nên biết về crossover khi sử dụng chúng trong bộ dàn:

Nguyên tắc phân tách kênh 

Ngoại trừ nhà sản xuất loa Bose, rất nhiều hệ thống loa hiện nay sử dụng các củ loa không đồng nhất về kích thước, dải tần thiết kế nhằm tái tạo đầy đủ các dải âm tần. Ví dụ: hệ thống âm thanh trình diễn (PA: Public Address) đơn giản có thể gồm một củ bass/mid 12-inch hoặc 15-inch và đi kèm một củ treble kiểu kèn.
Những hệ thống âm thanh cỡ lớn hoặc hệ thống có thùng  loa sub riêng biệt có thể chia thành nhiều dải tần, trong đó các loa bass có thể đảm nhiệm dải tần từ 120Hz trở xuống. Điều này giúp cho các củ loa hoạt động đúng với phạm vi dải tần thiết kế. Trong toàn bộ dải âm tần thì năng lượng sóng âm tần số thấp (bass) lớn hơn đáng kể so với sóng âm tần số cao. Ví dụ với một loa sub 1000W thì loa mid chỉ cần khoảng 200-300W và loa treble 50-100W.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Hướng dẫn tìm vị trí đặt loa phù hợp

Sở hữu một bộ loa chất lượng là "điều kiện cần" để tạo được âm thanh hay, tuy nhiên bạn chỉ thực sự phát huy hết giá trị của nó khi tìm ra một vị trí tốt và phù hợp nhất để đặt vào. Bài viết này sẽ chia sẻ cách tìm vị trí phù hợp cho loa qua 5 bước, mang đến cho bạn thêm giải pháp, kiến thức hữu ích trong quá trình setup dàn âm thanh của mình. 

Một vị trí đặt loa hợp lí từ lâu đã là một vấn đề khó đối với rất nhiều người chơi audio. Vì hầu hết chúng ta thường có thói quen sắp xếp loa dựa trên những đồ đạc đã sẵn có, làm sao để tiện dụng cho không gian của mình nhất, chứ không phải đặt loa dựa trên chất lượng âm thanh. 
Việc sở hữu những thiết bị âm thanh chất lượng cao là một yếu tố cần thiết để tạo nên một dàn âm thanh tốt, phát ra âm thanh hay. Nhưng thay vì phải đi tìm mua các thiết bị góp phần tăng chất lượng cho dàn âm thanh, sao bạn tìm hiểu xem loa của mình đã đặt đúng vị trí hay chưa, chỉ tốn một khoảng thời gian mà tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Hãy cùng điểm qua những 5 bước sau để xem bạn đã lựa chọn vị trí đặt loa đúng được bao nhiêu phần trong 5 bước này.
vi tri dat loa hop ly
Vị trí đặt loa cho dàn âm thanh gia đình

1. Vị trí tương đối giữa loa và người nghe

Đây là yếu tố phổ biến nhất mà những người chơi audio thường căn cứ vào để tìm vị trí đặt loa. Khoảng cách tương đối giữa bạn và loa, hay vị trí của bạn so với loa... có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh nghe được. Hãy thử để ý khi bạn đi nghe nhạc mà ngồi gần một thùng loa công suất lớn, so với những người ngồi ở vị trí xa hơn một chút thì âm thanh nghe được ở đâu sẽ là thoải mái hơn?

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Những vấn đề cơ bản về dây tín hiệu âm thanh mà bạn nên biết

Cùng với dây loa, dây tín hiệu đóng vai trò là một cầu nối quan trọng trong dàn âm thanh, giúp tạo điều kiện để tín hiệu âm thanh được truyền đi một cách hiệu quả và trọn vẹn nhất. Bài viết sẽ đề cập đến các loại dây tín hiệu âm thanh và những vấn đề cơ bản nhất về loại phụ kiện của dàn âm thanh này. 

Thiết bị âm thanh trong bộ dàn không thể nào phát huy được hết khả năng của nó nếu như tín hiệu âm thanh mà nó nhận được có vấn đề. Và việc này phụ thuộc hết vào khả năng truyền dẫn tín hiệu âm thanh của các loại dây tín hiệu, chọn mua dây tín hiệu âm thanh tốt sẽ góp phần mang lại khả năng trình diễn tốt hơn và khai thác hết khả năng của các thiết bị trong dàn âm thanh của bạn. 
day tin hieu am thanh va nhung van de co ban nhat
Dây tín hiệu âm thanh đầu cắm RCA
Trong hệ thống âm thanh, dây tín hiệu mang nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị có nhiệm vụ là nguồn phát âm thanh (thường là đầu đĩa, đầu CD, tuner, đầu băng...) với equalizer, preampli và giữa preampli truyền tới ampli công suất. Tùy vào cấu tạo lõi dây mà người ta sẽ phân thành các loại dây tín hiệu sau: 
+ Dây tín hiệu âm thanh không cân bằng (Unbalanced Interconnect): Người chơi audio còn biết đến loại dây tín hiệu này với tên khác là single-end, được hàn với dạng đầu cắm RCA (bông sen), dùng để kết nối các thiết bị như đầu DVD, preampli... Các loại dây tín hiệu âm thanh không cân bằng thường sẽ chỉ có 2 lõi bên trong.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Hướng dẫn cách setup cho hệ thống âm thanh thông báo

Đối với nhiều người, khi nhìn thấy một hệ thống phát thanh công cộng thì sẽ nghĩ đó là một hệ thống với nhiều loa và dây loa được đấu nối rất phức tạp, nhưng thực ra lại không phải như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn chọn loa cũng như hướng dẫn setup một hệ thống âm thanh thông báo cơ bản và cách đấu nối dây sao cho phù hợp với những hệ thống như siêu thị, chung cư, trường học, xí nghiệp, bệnh viện…

huong dan setup mot he thong am thanh thong bao
Một hệ thống âm thanh thông báo thường sử dụng rất nhiều loa đấu nối với nhau
Trong một hệ thống âm thanh thông báo thì thường xuyên phải kết nối với rất nhiều loa và ở những khoảng cách khá xa. Vì thế sẽ không tránh khỏi việc tín hiệu bị suy giảm theo khoảng cách, làm giảm chất lượng âm thanh. Vậy phải kết nối như thế nào để hệ thống truyền thanh đạt đươc hiệu quả cao nhất ? Dưới đây là một vài chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra cho mình một giải pháp tối ưu nhất khi setup những hệ thống âm thanh như thế.