Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Các thành phần cấu tạo củ loa rời

Các dàn âm thanh hiện nay thường lựa chọn các loại củ loa rời có kích cỡ, công suất và chất lượng theo nhu cầu sau đó về phối ghép với các loại thùng loa để sở hữu loa theo ý muốn. Bài viết này sẽ chủ yếu sẽ giới thiệu về các thành phần cấu tạo của củ loa bass rời được nhiều người chơi audio tìm mua, cũng như thực trạng về các loại loa bass rời trên thị trường hiện nay.

Đối với những ai chưa từng tìm hiểu về lĩnh vực audio, khi nhìn nhận và đánh giá các loại loa mà họ từng thấy thường suy nghĩ rằng cấu tạo của loa thật đơn giản, chỉ một lớp vỏ bên ngoài, với một cục nam châm bự bên trong là đã có thể phát ra âm thanh. Tuy nhiên họ lại không biết rằng để có thể phát ra được âm thanh hay, nghe "êm tai" thì cần có rất nhiều bộ phận phối hợp với nhau trong một chiếc loa đó, và một trong những thành phần quan trọng nhất là củ loa (driver) phía trong - được ví như là trái tim của loa
Qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn từng thành phần cấu tạo nên một củ loa rời hoàn chỉnh, chất lượng cao phải như thế nào, cũng như hiểu rõ hơn về loa bass rời để có sự lựa chọn mua loa rời hiệu quả cho dàn âm thanh của mình. 

1. Loa rời và các thành phần cấu tạo

Các bộ phận cấu thành nên một củ loa rời hoàn chỉnh sẽ bao gồm: khung sườn, viền nhún, màng nhện, nam châm, cuộn dây đồng, dây quấn và cuối cùng là màng loa.
cac thanh phan cau tao cu loa roi
Các thành phần cấu tạo nên một củ loa rời hoàn chỉnh
_ Khung sườn (Frame): Chức năng chính của bộ phận này đó là gắn các thành phần lại với nhau. Chất liệu làm khung sườn cho loa rời rất đa dạng, cao cấp thì có khung sườn làm bằng nhôm, phổ biến thì làm bằng sắt, đôi khi còn được làm bằng nhựa để giảm giá thành của loa. Khung sườn của loa rời là bộ phận để các nhà sản xuất loa khẳng định giá trị, đẳng cấp của loa của họ. Nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa tuy nhiên nên tránh các loại khung sườn quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa. 

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Những phụ kiện có thể đầu tư cho dàn âm thanh

Đầu tư những phụ kiện cho dàn âm thanh là một yếu tố ít người nghĩ tới vì đa số họ đều nghĩ đến việc nâng cấp các dàn máy thông qua cải thiện loa, ampli,... Chính vì thế nhiều người thường bỏ qua và không quá xem trọng việc trang bị thêm phụ kiện để "cải thiện" sức mạnh của bộ dàn. Bài viết này sẽ đề cập đến những phụ kiện mà bạn có thể đầu tư cho dàn âm thanh, qua đó hoàn thiện dàn âm thanh hiệu quả hơn so với những phương án thông thường trước đây. 

Đầu tư phụ kiện để nâng cao chất lượng âm thanh cho bộ dàn là một phương án hiện đang rất được ưa chuộng, và những phụ kiện được nhiều người nhắm đến khi có nhu cầu đầu tư, thay đổi cho dàn âm thanh thường là các loại bộ lọc nguồn điện, dây dẫn (dây loa và dây tín hiệu) và các loại chân chống rung cho thiết bị. Hãy cùng tìm hiểu tổng quát về các loại phụ kiện này và tác dụng mà nó mang lại cho dàn âm thanh của bạn
nhung phu kien co the dau tu cho dan am thanh
Cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn mua phụ kiện phù hợp cho dàn âm thanh

1. Bộ lọc nguồn điện

Đây là loại phụ kiện rất quan trọng và được nhiều dàn âm thanh quan tâm hiện nay. Nó ra đời với 2 mục đích chính:
+ Cải thiện chất lượng điện nguồn bằng cách lọc sạch vứt hết những thành phần không phaỉ là AC 50Hz (hệ tư bản 60Hz) đến từ nguồn điện lưới. 
+ Mang lại sự an toàn trong sử dụng cho người dùng hơn so với các loại phích cắm điện thông thường cũng như tạo vẻ thẩm mỹ hơn trong dàn âm thanh. 
Ngoài ra ở những bộ lọc điện hiện đại ngày nay còn được tích hợp thêm khả năng tích trữ năng lượng để đáp ứng kịp thời cho những tình hướng tiêu thụ năng lượng tăng đột biến của amply ở những đoạn dồn dập của bản nhạc. 
Sở dĩ có sự ra đời của thiết bị này là do nguồn cấp điện hiện nay tại nước ta chưa thực sự ổn định, hay xảy ra các hiện tượng nhiễu điện, không đủ điện 220V, thường xuyên tăng giảm một cách đột ngột. Vấn đề này nếu chỉ xảy ra một vài lần sẽ không gây ảnh hưởng đến thiết bị, tuy nhiên nếu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho loa và ampli của bạn, dẫn đến hư hỏng. Ngoài ra thì trong quá trình truyển tải điện từ các trạm hạ thế đến các hộ gia đình , dòng điện thường bị nhiễu, không còn "sạch" do ảnh hưởng sóng điện từ của các thiết bị như đèn huỳnh quang, sóng radio... Nhiễu điện sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng âm thanh, gây méo tiếng, Một nguồn điện bị xung nhiễu và không ổn định sẽ làm âm bass phát ra thiếu sức, những tiếng mid và treble có phần nhòe đi. 
bo loc nguon dien cho dan am thanh
Các bộ lọc nguồn điện của Nordost được giới chơi audio rất tin tưởng, có mức giá khá cao
Chính vì thế mà việc sử dụng các loại bộ lọc nguồn điện sẽ góp phần đảm bảo nguồn cấp điện cho dàn âm thanh trở nên ổn định, giúp các thiết bị hoạt động hiệu quả để có thể đạt chất lượng âm thanh tốt nhất có thể. Những bộ lọc điện của nhãn hiệu Nordost được khá nhiều người chơi audio tin tưởng với hiệu quả sử dụng tốt sẽ là sự lựa chọn mà bạn có thể tham khảo qua khi có nhu cầu.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover - P.2

Trong bài viết trước, chúng ta đã phần nào biết được ý nghĩa của mạch phân tần là như thế nào và sự so sánh sơ bộ giữa mạch phân tần chủ động và thụ động. Tuy vậy, bài viết đó chỉ dừng lại ở mức khái niệm chung chung và xem bộ phân tần như một chiếc “hộp đen” bí hiểm khiến cho không ít bạn đọc còn cảm thấy rất mù mờ, không biết cấu tạo cụ thể và nguyên tắc hoạt động của mạch phân tần như thế nào mà nó có thể giúp phân chia tín hiệu âm thanh thành các dải tần tách biệt như vậy. Trong bài tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Crossver – P.2 này, tôi xin cùng các bạn, đặc biệt là những bạn mới bước chân vào thế giới âm thanh, cùng tiến hành mổ xẻ chiếc “hộp đen” trên để hiểu rõ hơn về mạch phân tần.

tim hieu ve co che hoat dong cua crossover 1
Một dạng mạch phân tần thụ động được tích hợp sẵn trong loa
Thông thường ta thường nghe thấy nói về mạch phân tần dạng chủ động và dạng bị động. Mạch phân tần chủ động nằm trước amply công suất, chúng chia tín hiệu âm thanh thành nhiều dải riêng biệt, mỗi dải được chuyển đến một amply công suất riêng. Mạch phân tần thụ động trái lại nằm sau amply công suất và nằm trước loa. Do nằm sau amply công suất nên mạch phân tần phải hoạt động ở mức tín hiệu đã được khuếch đại và chính vì thế các linh kiện phải có công suất lớn và mạch phân tần thụ động thường được tích hợp trong loa. Ngoài ra còn một dạng mạch phân tần nữa là dạng mạch phân tần thụ động hoạt động ở mức tín hiệu thấp chưa được khuếch đại nhằm tận dụng ưu điểm của hai mạch phân tần ở trên. Tuy vậy, mạch phân tần dạng này không được sử dụng phổ biến như hai loại trên. Trong phần này, chúng ta chỉ tập trung nói về mạch phân tần chủ động.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover - P.1

Hầu hết các hệ thống loa truyền thống đều có bộ phân tần (crossover) để đảm bảo mỗi củ loa chỉ hoạt động trong khoảng tần số phù hợp mà chúng được thiết kế. Bộ phân tần có chức năng chia đúng tần số cho mỗi củ loa theo yêu cầu thiết kế của củ loa đó.

tim hieu ve co che hoat dong cua crossover
Nắm bắt rõ được nguyên lý hoạt động của Crossover sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng âm thanh đáng kể.
Nếu bộ giàn của bạn đã có phân tần chủ động hoặc phân tần bị động lắp sẵn rồi thì đôi khi bạn chẳng để ý đến nó làm gì. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của crossover  cũng có nhiều điều rất lý thú, nó giúp chúng ta nâng cao hiệu năng của hệ thống, đồng thời tránh được những hư hại không đáng có cho bộ dàn. Dưới đây là một số điều bạn nên biết về crossover khi sử dụng chúng trong bộ dàn:

Nguyên tắc phân tách kênh 

Ngoại trừ nhà sản xuất loa Bose, rất nhiều hệ thống loa hiện nay sử dụng các củ loa không đồng nhất về kích thước, dải tần thiết kế nhằm tái tạo đầy đủ các dải âm tần. Ví dụ: hệ thống âm thanh trình diễn (PA: Public Address) đơn giản có thể gồm một củ bass/mid 12-inch hoặc 15-inch và đi kèm một củ treble kiểu kèn.
Những hệ thống âm thanh cỡ lớn hoặc hệ thống có thùng  loa sub riêng biệt có thể chia thành nhiều dải tần, trong đó các loa bass có thể đảm nhiệm dải tần từ 120Hz trở xuống. Điều này giúp cho các củ loa hoạt động đúng với phạm vi dải tần thiết kế. Trong toàn bộ dải âm tần thì năng lượng sóng âm tần số thấp (bass) lớn hơn đáng kể so với sóng âm tần số cao. Ví dụ với một loa sub 1000W thì loa mid chỉ cần khoảng 200-300W và loa treble 50-100W.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Hướng dẫn tìm vị trí đặt loa phù hợp

Sở hữu một bộ loa chất lượng là "điều kiện cần" để tạo được âm thanh hay, tuy nhiên bạn chỉ thực sự phát huy hết giá trị của nó khi tìm ra một vị trí tốt và phù hợp nhất để đặt vào. Bài viết này sẽ chia sẻ cách tìm vị trí phù hợp cho loa qua 5 bước, mang đến cho bạn thêm giải pháp, kiến thức hữu ích trong quá trình setup dàn âm thanh của mình. 

Một vị trí đặt loa hợp lí từ lâu đã là một vấn đề khó đối với rất nhiều người chơi audio. Vì hầu hết chúng ta thường có thói quen sắp xếp loa dựa trên những đồ đạc đã sẵn có, làm sao để tiện dụng cho không gian của mình nhất, chứ không phải đặt loa dựa trên chất lượng âm thanh. 
Việc sở hữu những thiết bị âm thanh chất lượng cao là một yếu tố cần thiết để tạo nên một dàn âm thanh tốt, phát ra âm thanh hay. Nhưng thay vì phải đi tìm mua các thiết bị góp phần tăng chất lượng cho dàn âm thanh, sao bạn tìm hiểu xem loa của mình đã đặt đúng vị trí hay chưa, chỉ tốn một khoảng thời gian mà tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Hãy cùng điểm qua những 5 bước sau để xem bạn đã lựa chọn vị trí đặt loa đúng được bao nhiêu phần trong 5 bước này.
vi tri dat loa hop ly
Vị trí đặt loa cho dàn âm thanh gia đình

1. Vị trí tương đối giữa loa và người nghe

Đây là yếu tố phổ biến nhất mà những người chơi audio thường căn cứ vào để tìm vị trí đặt loa. Khoảng cách tương đối giữa bạn và loa, hay vị trí của bạn so với loa... có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh nghe được. Hãy thử để ý khi bạn đi nghe nhạc mà ngồi gần một thùng loa công suất lớn, so với những người ngồi ở vị trí xa hơn một chút thì âm thanh nghe được ở đâu sẽ là thoải mái hơn?

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Những vấn đề cơ bản về dây tín hiệu âm thanh mà bạn nên biết

Cùng với dây loa, dây tín hiệu đóng vai trò là một cầu nối quan trọng trong dàn âm thanh, giúp tạo điều kiện để tín hiệu âm thanh được truyền đi một cách hiệu quả và trọn vẹn nhất. Bài viết sẽ đề cập đến các loại dây tín hiệu âm thanh và những vấn đề cơ bản nhất về loại phụ kiện của dàn âm thanh này. 

Thiết bị âm thanh trong bộ dàn không thể nào phát huy được hết khả năng của nó nếu như tín hiệu âm thanh mà nó nhận được có vấn đề. Và việc này phụ thuộc hết vào khả năng truyền dẫn tín hiệu âm thanh của các loại dây tín hiệu, chọn mua dây tín hiệu âm thanh tốt sẽ góp phần mang lại khả năng trình diễn tốt hơn và khai thác hết khả năng của các thiết bị trong dàn âm thanh của bạn. 
day tin hieu am thanh va nhung van de co ban nhat
Dây tín hiệu âm thanh đầu cắm RCA
Trong hệ thống âm thanh, dây tín hiệu mang nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị có nhiệm vụ là nguồn phát âm thanh (thường là đầu đĩa, đầu CD, tuner, đầu băng...) với equalizer, preampli và giữa preampli truyền tới ampli công suất. Tùy vào cấu tạo lõi dây mà người ta sẽ phân thành các loại dây tín hiệu sau: 
+ Dây tín hiệu âm thanh không cân bằng (Unbalanced Interconnect): Người chơi audio còn biết đến loại dây tín hiệu này với tên khác là single-end, được hàn với dạng đầu cắm RCA (bông sen), dùng để kết nối các thiết bị như đầu DVD, preampli... Các loại dây tín hiệu âm thanh không cân bằng thường sẽ chỉ có 2 lõi bên trong.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Hướng dẫn cách setup cho hệ thống âm thanh thông báo

Đối với nhiều người, khi nhìn thấy một hệ thống phát thanh công cộng thì sẽ nghĩ đó là một hệ thống với nhiều loa và dây loa được đấu nối rất phức tạp, nhưng thực ra lại không phải như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn chọn loa cũng như hướng dẫn setup một hệ thống âm thanh thông báo cơ bản và cách đấu nối dây sao cho phù hợp với những hệ thống như siêu thị, chung cư, trường học, xí nghiệp, bệnh viện…

huong dan setup mot he thong am thanh thong bao
Một hệ thống âm thanh thông báo thường sử dụng rất nhiều loa đấu nối với nhau
Trong một hệ thống âm thanh thông báo thì thường xuyên phải kết nối với rất nhiều loa và ở những khoảng cách khá xa. Vì thế sẽ không tránh khỏi việc tín hiệu bị suy giảm theo khoảng cách, làm giảm chất lượng âm thanh. Vậy phải kết nối như thế nào để hệ thống truyền thanh đạt đươc hiệu quả cao nhất ? Dưới đây là một vài chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra cho mình một giải pháp tối ưu nhất khi setup những hệ thống âm thanh như thế.